Mở cửa 8:30-19:00 Thứ 2 - Chủ nhật
Đồ chơi xe SH

Bao lâu phải thay dây curoa cho xe tay ga

Dây curoa xe tay ga có nhiệm vụ dẫn động giúp bánh xe chuyển động quay. Đây cũng là bộ phận nhanh xuống cấp, bởi chúng luôn phải hoạt động trong môi trường khắc nghiệt. Vậy bao lâu thì nên thay dây curoa và tuổi thọ dây curoa có cao không?

Công dụng của dây curoa xe tay ga

Dây curoa xe tay ga được làm từ chất liệu cao su nên chúng có tính chất rất khác với dây xích làm bằng thép. Môi trường hoạt động của dây curoa là trong lốc nồi còn kẻ thù lớn nhất của dây curoa đó là nhiệt độ cao.

Độ bền của dây curoa xe tay ga phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Không chỉ phụ thuộc vào quãng đường đi mà chúng còn phụ thuộc vào quá trình sử dụng, nhiệt độ của bộ phận truyền động

Lực truyền động từ động cơ đến bánh xe thông qua lực ma sát từ dây curoa. Do đó, điều kiện làm việc của dây curoa rất khắc nghiệt. Một phần cũng do chúng làm từ chất liệu cao su nên khi xe hoạt động trong thời gian dài, dây curoa sẽ phải chịu nhiệt độ cao trong thời gian liên tục. Chính vì vậy mà dây curoa càng nhanh hư hỏng.

Đặc biệt, xe tay ga khi hoạt động một thời gian dài sẽ sinh bụi trong hộp đai, khiến dây đai nhanh mòn hơn. Bề mặt bị mòn khiến kích thước bề mặt tiếp xúc nhỏ đi. Điều này gây giảm hiệu quả truyền lực và hao tốn nhiều nhiên liệu. Bên cạnh đó, nhiệt năng sinh ra trong quá trình ma sát khi dây curoa hoạt động sẽ làm chai cứng dần bề mặt dây curoa. Cuối cùng sẽ dẫn đến tình trạng nứt dây curoa.

Vậy khi nào nên thay dây curoa cho xe?

Những dấu hiệu nhận biết dây curoa xe ga bị hư hỏng

-Xe tay ga đã đi được trên 15.000km

-Khi khởi động xe có tiếng lạch cạch, tăng ga lên thì bị trượt côn

-Xe ì, động cơ yếu dần khi chuyển động, không còn độ bốc

-Trong lốc nồi phát ra âm thanh lạ, tiếng cọ rít khi di chuyển

-Hao xăng – đây chính là dấu hiệu cho thấy dây curoa mất chức năng truyền lực từ bộ nồi trước đến bộ nồi sau, gây hao phí nhiên liệu.

Cách kiểm tra dây curoa xe ga

Chủ xe có thể tự kiểm tra cho xe bằng hai cách đơn giản như sau:

+ Kiểm tra mặt ngoài của dây:

Nếu phát hiện trên bề mặt ngoài của dây có những vết nứt thì nên thay mới. Bởi có thể lúc này khả năng chịu lực của dây còn rất kém và có nguy cơ bị đứt bất cứ lúc nào.

+ Kiểm tra hai bên hông dây:

Hai bên hông dây là bộ phận phải hoạt động nhiều nhất của dây curoa. Khi thấy những vết nứt xuất hiện ở hai bên hông thì người dùng phải thay mới ngay. Nếu không thay kịp thời sẽ làm hỏng pulley trước và sau. Lúc này, người dùng sẽ mất một khoản chi phí khá cao để thay pulley.

+ Kiểm tra mặt trong dây curoa:

Phần bụng dây curoa có những răng cao su chuyển động liên tục theo vòng tua máy. Chúng hoạt động trong môi trường rất nóng và tạo ma sát với mặt tiếp xúc của pulley trong thời gian dài. Điều này gây ra tình trạng những vết nứt ở các răng cao su xuất hiện.

Nếu các vết nứt nhỏ thì dây vẫn còn sử dụng được, đối với những vết nứt quá rộng, sâu thì cần phải thay mới.

Dây curoa xe ga có tuổi thọ bao lâu?

Theo khuyến cáo của các hãng sản xuất, chủ xe nên kiểm tra xe sau 8000km và thay sau 20.000km. Tuy nhiên, việc kiểm tra và thay mới dây curoa xe tay ga sớm hay muộn còn phụ thuộc vào quá trình sử dụng xe của mỗi người.

Trên đây là một số thông tin liên quan tới tuổi thọ dây curoa xe tay ga. Đây là bộ phận cần được kiểm tra thường xuyên cà thay mới trên xe ga. Vì vậy, trong quá trình sử dụng, người dùng hết sức lưu ý với bộ phận này.

Mong rằng với những thông tin này sẽ đem, lại nhiều hữu ích dành cho người đọc

Bạn đang xem: Bao lâu phải thay dây curoa cho xe tay ga
Bài trước
phone 0832208888